fmarket communityfmarket community

Có nên vay tiền mua nhà trả góp không?

22/12/2022Lượt xem 86 Views
Chia sẻfacebooklinkedin
https://files.fmarket.vn/pro/blog/latest/test_1711701740786.png
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Cạm bẫy trả góp

2.

 Tích lũy chuẩn bị kế hoạch tài chính mua nhà

Dân gian ta có câu “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà…” để nói về những dấu mốc lớn của đời người. Xuất phát từ quan niệm này vô hình trung đã biến nhiệm vụ làm nhà hay mua nhà trở thành một mục tiêu quan trọng, đồng thời cũng là áp lực lớn trong cuộc đời của mỗi người. 

Cạm bẫy trả góp

Theo các chuyên gia, giá bất động sản trung bình ở Việt Nam hiện gấp khoảng 30 lần thu nhập bình quân của người dân. Điều này đồng nghĩa việc mua nhà càng trở nên khó khăn hơn với rất nhiều người, đặc biệt là với những người thu nhập thấp.  Để kích cầu người mua, các Công ty bất động sản liên kết với Ngân hàng thực hiện nhiều gói vay hỗ trợ về mặt tài chính cho những người có nhu cầu mua nhà trả góp. Thậm chí, gói vay  lên tới 50% - 70% giá trị căn hộ.

Tuy nhiên, hình thức mua nhà trả góp từ cơ hội lại trở thành “cạm bẫy” khiến không ít người trẻ rơi vào cảnh nợ nần. Anh Trần Mạnh Tiến (33 tuổi, ngụ tại TP. HCM) cho hay: Năm 2021, anh vay tiền mua nhà trả góp và được ưu đãi lãi suất 6% trong 1 năm đầu. Sau 1 năm, lãi suất sẽ được tính theo lãi suất thả nổi. Lúc đầu, anh dự tính nếu hết thời kỳ ưu đãi, lãi suất rơi vào khoảng 8% - 9% thì anh vẫn có khả năng chi trả. Nhưng đến năm 2022, lãi suất huy động liên tục tăng. Hiệu ứng "nước lên thuyền lên" buộc các khoản vay cũng tăng lãi suất. Lúc này, lãi suất Ngân hàng tăng vọt lên 10% cộng với biên độ khiến số tiền phải trả hàng tháng lên tới 13%. Trong khi đó,  tác động của lạm phát cũng khiến cho hầu hết các mặt hàng tăng giá, chi phí thiết yếu cũng "ngốn" một lượng ngân sách lớn. Mọi thứ vượt qua ngoài dự tính khiến anh Tiến luôn trong trạng thái chật vật để xoay sở tiền trả nợ.

Những câu chuyện như anh Tiến không phải hiếm. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, tuy nhiên mong muốn “an cư lạc nghiệp” cùng những ưu đãi trước mắt đã khiến không ít người bất chấp mua nhà khi chưa tính toán kỹ lưỡng.

   Tính toán kỹ kế hoạch tài chính trước khi muốn vay mua nhà

Nên vay tiền mua nhà trả góp không?

Đứng trước câu hỏi “có nên vay tiền mua nhà trả góp không?”dường như không có câu trả lời tuyệt đối "có" hoặc "không",  mà chỉ đúng với từng điều kiện của mỗi người. Trước khi đưa ra quyết định, bạn cần phải đánh giá lại sức khỏe tài chính của bản thân ở hiện tại và trong tương lai. Bạn phải đảm bảo khả năng tài chính có thể chi trả 20-30% thu nhập cho các khoản vay. Bởi đôi khi cái lợi trước mắt sẽ khiến bạn quên đi những thách thức về sau, chẳng hạn lãi suất thả nổi sẽ là một bài toán áp lực buộc bạn phải giải quyết, chưa kể các rủi ro liên quan đến lạm phát, thất nghiệp,...

Ngoài ra, nếu mua nhà ở một khu vực có mức sống cao hơn, ngoài khoản tiền mua nhà ban đầu còn kéo theo hàng loạt các chi phí phát sinh khác như chi phí dịch vụ, phí cải tạo... Vậy tại sao bạn lại chọn một môi trường sống đòi hỏi chi tiêu vượt khả năng?  Vì thế, bạn chỉ nên mua nhà khi tài chính của bạn đã thật sự sẵn sàng. Ngôi nhà nên là thứ mang lại cho bạn sự thoải mái, tự tin thay vì là gánh nặng khiến bạn luôn phải sống trong nợ nần và áp lực.

 Tích lũy chuẩn bị kế hoạch tài chính mua nhà

Hiện nay, có rất nhiều người vẫn đang loay hoay trong “vũng lầy” vay mua nhà trả góp, áp lực nợ nần khiến họ luôn phải sống trong căng thẳng. Thực tế đã có không ít trường hợp vì không thể xoay sở đã buộc họ phải bán nhà để "giải thoát" bản thân khỏi nợ nần. Vì vậy, nếu bạn còn khá trẻ và chưa thật sự cần thiết phải mua nhà thì hãy dùng số tiền tích lũy để đầu tư gia tăng tài sản. Về cơ bản, đây là giai đoạn bạn nên tìm kiếm các cơ hội đầu tư để "tiền đẻ ra tiền" thay vì lãng phí thời gian vào việc gồng lãi và trả góp. Mua nhà thật ra có thể được xem là đầu tư, nhưng 50% giá trị ngôi nhà nằm ở chi phí xây dựng nên nó đồng thời cũng là tiêu xài. Giả  sử bạn có 1 tỷ đồng vào năm 30 tuổi. Nếu bạn chọn mua căn hộ 2,3 tỷ để trả góp trong 10 năm, vậy 10 năm sau bạn mới trả góp xong căn nhà của mình và trút bỏ áp lực lãi suất khoản vay hơn 1,3 tỷ đồng. Lúc này bạn 40 tuổi và tài sản bạn có chỉ là căn hộ 2,3 tỷ với khả năng sinh lời thấp (thậm chí căn hộ còn có thể mất giá nếu khấu hao tài sản).

Nhưng nếu vẫn số tiền 1 tỷ này, bạn đầu tư vào chứng chỉ quỹ với lãi suất trung bình 13%/năm. Vậy 10 năm sau, bạn đã có 3,394,567,390 VND (trong đó lợi nhuận đạt được là 2,394,567,390 VND, kết quả tính theo công cụ Ftool của Fmarket). Lúc này, bạn đủ khả năng để mua được căn nhà 2,3 tỷ vừa có một khoản tích lũy hơn 1 tỷ đồng. Thời điểm này, giá căn hộ có thể đã tăng nhưng về cơ bản, trong 10 năm giá tăng căn hộ sẽ luôn thấp hơn lợi nhuận mà bạn nhận được từ lãi suất kép. Như vậy, thay vì lựa chọn vay tiền mua nhà và ôm gánh nặng nợ nần, các chuyên gia khuyên chúng ta nên tích lũy sớm để chuẩn bị kế hoạch tài chính mua nhà và có sức khỏe tài chính bền vững hơn trong tương lai. 

Xem thêm:

 


icon-message