Có tiền nhàn rỗi, Gen Z nên mua xe hay đầu tư ?

có tiền genz nên đầu tư hay mua xe

Thế hệ Gen Z ngày nay có tư duy chủ động trong việc gia tăng tài sản, tích lũy đầu tư nhưng cũng rất mạnh dạn trong các khoản chi tiêu, đáp ứng nhu cầu bản thân. Do vậy, khi có được một khoản tiền nhàn rỗi nhất định, họ thường phân vân trước sự lựa chọn nên mua xe hay đầu tư. Để đưa ra được quyết định đúng đắn, các bạn trẻ phải cân nhắc dựa vào bảng cân đối tài chính cá nhân.

Bảng cân đối tài chính cá nhân và cấu phần

Bảng cân đối tài chính là bảng thống kê tình hình tài chính của một cá nhân vào một thời điểm nhất định, bao gồm 4 cấu phần chính:

  1. Thu nhập
  2. Chi tiêu
  3. Các loại tài sản

Với tài sản, chúng ta có thể chia làm 2 loại là tài sản đầu tư và tài sản tiêu dùng.

Chẳng hạn, nếu bạn có một chiếc xe và bạn dùng nó để chạy taxi thì nó sẽ được xếp vào loại tài sản đầu tư giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập.

Còn nếu bạn chỉ dùng để phục vụ nhu cầu cá nhân, xe này sẽ được xếp vào loại tài sản tiêu dùng. Loại tài sản này có thể phát sinh nhiều khoản chi phí khác như tiền bảo dưỡng…

  1. Tài sản nợ

Đây là khoản tiền mà bạn phải trả cho người khác để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Các khoản nợ thông thường sẽ phát sinh lãi suất làm thâm hụt đến tài sản của bạn.

Cân đối tài chính cá nhân như thế nào?

Bạn có thể thực hiện cân đối tài chính theo các bước dưới đây:

Bước 1: Đảm bảo rằng bạn có một quỹ khẩn cấp

Bạn hãy xác định số tiền mặt mà bạn đang có là bao nhiêu? Khoản tiền này cần phải có tương đương với chi phí sinh hoạt mà bạn phải chi trả trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng. Chẳng hạn nếu mỗi tháng bạn chi tiêu khoảng 15 triệu thì bạn cần có ít nhất 45 triệu tiền mặt. Bởi đây là khoản tiền cần thiết giúp bạn vượt qua những khủng hoảng, chẳng hạn như thất nghiệp hoặc để xử lý các tình huống khẩn cấp cần đến tiền để trang trải.

Bước 2: Liệt kê tài sản của bạn theo thứ tự thanh khoản giảm dần

Thanh khoản được hiểu là việc bạn có thể bán ra, hoặc chuyển đổi được loại tài sản đó sang tiền mặt. Những tài khoản có thể thanh khoản nhanh nhất là vàng, ngoại tệ, tiền tiết kiệm. Một số tài sản khi bán ra cần thời gian như bất động sản sẽ được xếp cuối vì tính thanh khoản thấp hơn. Khi sở hữu nhiều tài sản có tính thanh khoản cao, nhà đầu tư có thể an tâm và chủ động đối phó hơn với các trường hợp cần tiền mặt.

Bước 3: Liệt kê các khoản nợ của bạn

Việc liệt kê các khoản nợ sẽ giúp bạn nắm bắt được tình hình tài chính của bản thân, vì các khoản nợ này sẽ làm thâm hụt đến tài sản. Từ đó bạn có thể cân đối các hoạt động chi tiêu sao cho phù hợp để vừa có thể trả nợ vừa có thể tiết kiệm.

Nếu không liệt kê các khoản nợ, đôi khi bạn sẽ nghĩ rằng mình có nhiều tiền hơn số tiền mà bạn thực sự có dẫn đến các hoạt động chi tiêu quá mức không kiểm soát.

Bước 4: Tính giá trị tài sản ròng

Bạn có thể tính toán giá trị tài sản ròng với công thức cơ bản sau:

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Tổng nợ 

Trong đó:

Tổng tài sản: là tất cả các tài sản thuộc sở hữu của bạn như tiền, các khoản đầu tư, các tài sản cố định…

Tổng nợ phải trả: Là tổng các khoản nợ mà bạn phải thanh toán như tiền trả góp, tiền nhà,…

Khi giá trị tài sản ròng bị âm thể hiện bạn đang bị thâm hụt về tài chính, bạn phải cố gắng kiếm tiền nhiều hơn hoặc chi tiêu ít đi để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Bước 5: Phân tích bảng cân đối tài chính

Sau khi liệt kê hết các hạng mục ở trên, bạn sẽ đi sâu vào phân tích từng hạng mục. Những hạng mục đang thể hiện các vấn đề bất ổn tài chính thì bạn phải tìm cách điều chỉnh tối ưu để cân đối bảng kế hoạch một cách hợp lý.

Dưới đây là một số vấn đề mà bạn cần xem xét khi phân tích bảng cân đối tài chính của mình:

  • Có thể bạn yên tâm vì bản thân đã có quỹ khẩn cấp? Tuy nhiên, bạn nên xem xét quỹ khẩn cấp của bạn hiện có được đặt trong một tài khoản an toàn và lãi suất cao.
  •  Xem xét lại các khoản đầu tư của bạn đã mang lại hiệu suất sinh lời tốt hay chưa? Nếu chưa, bạn hãy thay thế các khoản đầu tư đó bằng các khoản đầu tư khác có năng suất cao hơn.
  • Bạn có thể vay được các tài sản có lãi suất thấp không? Nếu có, hãy ưu tiên dùng nó để trả hết các khoản nợ lãi suất cao.
  • Các tài sản mà bạn đang sở hữu, đâu là tài sản đầu tư hay chỉ là tiêu sản?
  • Trong trường hợp bạn vay để đầu tư, bạn phải chắc chắn rằng khoản vay đó có thể giúp bạn kiếm được tiền lãi cao hơn số tiền phải trả? Nếu không hiệu quả, bạn hãy tối ưu nó bằng các giải pháp khác.
  •  Các tài sản bạn đang sở hữu có tính thanh khoản cao hay không? Có giúp bạn quy đổi được tiền mặt trong các trường hợp khẩn cấp?

Thực tế không có được thước đo nào là chính xác tuyệt đối, vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, khi đi sâu phân tích tài chính của mình với những khía cạnh mà chúng tôi gợi ý trên, bạn có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình để từ đó chủ động điều chỉnh phù hợp.

Vậy nên mua xe hay đầu tư?

Khi Gen Z muốn mua xe hay đầu tư, đây đều là nhu cầu chính yếu. Tuy nhiên, bạn nên đánh giá lại sức khỏe tài chính của mình để đưa ra quyết định phù hợp. Chẳng hạn, nếu sức khỏe tài chính của bạn đang yếu thì việc bạn mua xe hay đầu tư có thể sẽ khiến cho tình hình trở nên tệ hơn. Thay vào đó, bạn nên tập trung tiết kiệm hoặc gia tăng thu nhập để đạt được trạng thái tài chính ổn định.

Vậy khi nào nên mua xe? Đó là khi tài sản ròng đủ lớn để bạn có thể tự thưởng cho mình một món tài sản tiêu dùng. Trong trường hợp mua xe không thực sự quá cần thiết và tài sản ròng chưa quá lớn, bạn nên xem xét việc tham gia đầu tư để gia tăng nguồn thu nhập cho mình. Việc mua xe vốn dĩ có thể thực hiện khi bạn có nhiều tiền hơn nhờ đầu tư, còn đầu tư bạn nên tận dụng càng sớm càng tốt.

Mỗi người sẽ có bảng cân đối tài chính khác nhau, giải pháp đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm tham gia đầu tư thì gen Z nên lựa chọn các hình thức an toàn như chứng chỉ quỹ trên Fmarket để sinh lời ổn định hay hạn chế rủi ro. Lúc tài sản “rủng rỉnh”, việc mua xe hay đầu tư không còn là vấn đề Nhà đầu tư phải phân vân.

Xem thêm: