Kiến thức tài chính: Đầu tư thụ động (Passive Investing) là gì?

Kiến thức tài chính: Đầu tư thụ động (Passive Investing) là gì?

Đầu tư thụ động (tiếng Anh: Passive Investing) là một chiến lược đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận bằng cách giảm thiểu mua và bán.

Kiến thức tài chính: Đầu tư thụ động

Khái niệm

Đầu tư thụ động trong tiếng Anh là Passive Investing.

Đầu tư thụ động là một chiến lược đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận bằng cách giảm thiểu mua và bán. Theo đó các nhà đầu tư mua cổ phiếu trong các chỉ số phổ biến chẳng hạn như chỉ số S&P 500 và giữ nó trong một khoảng thời gian dài.

Đầu tư thụ động có thể tương phản với đầu tư chủ động.

Phương pháp đầu tư thụ động tối thiểu các khoản phí và hạn chế rủi ro mà có thể xảy ra với việc giao dịch thường xuyên. Mục tiêu đầu tư thụ động là tích lũy dần dần.

Còn được gọi là chiến lược mua và nắm giữ, đầu tư thụ động có nghĩa là mua chứng khoán để sở hữu nó lâu dài. Không giống như các nhà giao dịch chủ động, các nhà đầu tư thụ động không tìm cách kiếm lời từ biến động giá ngắn hạn hoặc thời điểm thị trường. Giả định cơ bản của chiến lược đầu tư thụ động là thị trường tích cực kéo theo lợi nhuận đi lên theo thời gian.

Kiến thức tài chính: Đầu tư thụ động (Passive Investing) là gì?

Những lợi ích và mặt hạn chế của Đầu tư thụ động

Duy trì một danh mục đầu tư đa dạng tốt rất quan trọng để có thể đầu tư thành công, và đầu tư thụ động thông qua chứng chỉ quĩ là một cách tuyệt vời để có được sự đa dạng hóa. Các chứng chỉ quĩ phân tán rủi ro rộng rãi bằng việc nắm giữ tất cả hoặc cổ phiếu đại diện. Các quĩ chỉ số luôn hướng tới một ngưỡng mục tiêu thay vì tìm kiếm người chiến thắng, vì vậy chúng tránh việc liên tục mua và bán chứng khoán. Nhờ đó, chúng có các phí và chi phí hoạt động thấp hơn so với các quĩ được quản lí chủ động.

Tuy nhiên, đầu tư thụ động chịu rủi ro thị trường tổng. Các quĩ chỉ số theo dõi toàn bộ thị trường, do đó, khi thị trường chứng khoán nói chung hoặc giá trái phiếu giảm khiến cho các quĩ chỉ số cũng vậy. Một rủi ro khác là sự thiếu linh hoạt. Những người quản lí quĩ chỉ số thường bị cấm sử dụng các biện pháp phòng ngừa như là cắt giảm một vị trí trong cổ phiếu, ngay cả khi người quản lí nghĩ rằng giá cổ phiếu sẽ giảm. Các quĩ chỉ số được quản lí thụ động phải đối mặt với các hạn chế về hiệu suất vì chúng được thiết kế để cung cấp lợi nhuận theo dõi sát với chỉ số cơ sở của chúng.

Một số lợi ích chính của đầu tư thụ động là:

– Phí cực thấp: Không có ai chọn cổ phiếu, do đó việc giám sát sẽ ít tốn kém hơn.

– Tính minh bạch: Luôn luôn rõ ràng tài sản nào nằm trong quỹ chỉ số.

– Hiệu quả về thuế: Chiến lược mua và nắm giữ của chúng thường không dẫn đến thuế thặng dư tăng vốn trong năm.

– Đơn giản: Việc sở hữu chứng chỉ quĩ dễ thực hiện hơn so với một chiến lược năng động đòi hỏi phải nghiên cứu lẫn điều chỉnh liên tục.

Những người ủng hộ đầu tư chủ động sẽ nói rằng các chiến lược thụ động có những điểm yếu sau:

– Bị giới hạn quá mức: Các quĩ thụ động được giới hạn trong một chỉ số cụ thể hoặc tập hợp các khoản đầu tư được xác định trước với rất ít hoặc không có phương sai. Do đó, các nhà đầu tư bị “khóa” trong những cổ phần đó bất kể điều gì xảy ra trên thị trường.

– Lợi nhuận tiềm năng nhỏ hơn: Theo định nghĩa, các quĩ thụ động sẽ không bao giờ thắng được thị trường, ngay cả trong thời kì hỗn loạn vì khoản đầu tư đó gắn chặt với thị trường. Đôi khi, một quĩ thụ động có thể thắng thị tường, nhưng nó sẽ không không đem lại lợi nhuận lớn mà các nhà đầu tư chủ động khao khát trừ khi thị trường tự bùng nổ. Mặt khác, các nhà đầu tư chủ động có thể có lợi nhuận tiềm năng lớn hơn, mặc dù những phần thưởng đó cũng có rủi ro lớn hơn.

Nguồn: Investopedia