fmarket communityfmarket community

Nên đầu tư bao nhiêu khi thu nhập 20 triệu/tháng?

04/01/2023Lượt xem 54 Views
Chia sẻfacebooklinkedin
https://files.fmarket.vn/pro/blog/resize/Screenshot-2023-01-30-163015-1_main.png
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Phải có những Quỹ ưu tiên

  • 1. 1.

    Quỹ khẩn cấp

  • 1. 2.

    Mua bảo hiểm y tế

2.

Cân đối tài chính khi thu nhập 20 triệu/tháng

  • 2. 1.

    Quy tắc 6 cái lọ

  • 2. 2.

    Quy tắc 50-20-30

3.

Nên đầu tư vào kênh nào?

Bạn có thể có thu nhập 10 triệu hay 50 triệu/tháng nhưng nếu không có kế hoạch quản lý dòng tiền hợp lý thì dù có thu nhập cao bạn cũng khó lòng đạt đến sự tự do về mặt tài chính. Vậy chúng ta nên phân bổ dòng tiền như thế nào? Nên đầu tư bao nhiêu trong tổng thu nhập để có thể cân đối tài chính hợp lý?

Để dễ hình dung, chúng tôi xin đưa ra trường hợp cụ thể làm "mẫu số chung", giả sử thu nhập của bạn là 20 triệu/tháng thì bạn nên dành bao nhiêu tiền để đầu tư?

Phải có những Quỹ ưu tiên

Trước khi đặt vấn đề cần đầu tư bao nhiêu trong tổng thu nhập, bạn cần phải chắc chắn rằng mình đã “gói ghém” cẩn thận cho bản thân những quỹ dưới đây:

Quỹ khẩn cấp

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, các bạn cũng phải dành riêng một số tiền ít nhất bằng 3 đến 6 tháng cho các khoản chi tiêu hàng tháng.

Nghĩa là nếu hàng tháng bạn cần 10 triệu chi tiêu cơ bản, vậy bạn phải cất giữ được tối thiểu 30-60 triệu để phòng ngừa rủi ro và các trường hợp khẩn cấp.

Số tiền này bạn có thể cất giữ trong các quỹ thanh khoản tốt hoặc Ngân hàng để có thể rút ra bất cứ lúc nào cần thiết.

Mua bảo hiểm y tế

Người trẻ thường trì hoãn việc mua bảo hiểm y tế vì cho rằng sức khỏe hiện tại ổn định và không cần thiết phải dùng đến bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, cuộc sống luôn ẩn chứa nhiều rủi ro rình rập, khi gặp các vấn đề lớn liên quan đến sức khoẻ thì bảo hiểm y tế sẽ là “cứu cánh” để bạn tiết kiệm được chi phí đáng kể.

Cân đối tài chính khi thu nhập 20 triệu/tháng

Nhiều công thức cân đối tài chính vẫn thường được các chuyên gia đưa ra nhưng chỉ đóng vai trò như một phương pháp tham khảo, việc phân bổ như thế nào để đạt hiệu quả còn tùy thuộc vào năng lực tài chính và hoàn cảnh của mỗi người.

Dưới đây là những quy tắc cơ bản:

Quy tắc 6 cái lọ

quy tac tiet kiem
Quy tắc 6 chiếc lọ được nhiều người lựa chọn trong kế hoạch tài chính của mình.

Nguyên tắc 6 chiếc lọ được nhiều người lựa chọn như một phương án chi tiết cho kế hoạch tài chính bản thân. Bạn có thể phân bổ tài sản của mình vào 6 chiếc lọ như sau:

  •       Lọ 1 - Quỹ nhu cầu thiết yếu: 50% tương đương 10.000.000 đồng

Đây là khoản chi phí được sử dụng để phục vụ các nhu cầu thiết yếu như như tiền ăn uống, thuê nhà, tiền điện nước, xăng xe…

  •       Lọ 2 - Quỹ tự do tài chính: 10% tương đương 2.000.000 đồng.

Đây là quỹ dùng để tạo thêm dòng thu nhập như đầu tư, góp vốn hay gửi tiết kiệm…. Có thể hiểu theo cách khác, quỹ này được dùng để sinh lợi, tạo ra thu nhập thụ động.

  •       Lọ 2 - Quỹ tiết kiệm dài hạn: 10% tương đương 2.000.000 đồng

Lọ này dùng vào mục đích để thực hiện các mục tiêu lớn, chẳng hạn như mua nhà, mua xe…

  •       Lọ 3 - Quỹ giáo dục ngắn hạn: 10% tương đương 2.000.000 đồng

Đầu tư 10% cho bản thân là khoản đầu tư luôn mang lại giá trị xứng đáng nhất. Bạn có thể đầu tư giáo dục bằng cách học thêm ngôn ngữ mới, kỹ năng mới, hoặc tham gia các workshop..

  •       Lọ 5 - Quỹ hưởng thụ: 10% tương đương 2.000.000 đồng

Số tiền trong lọ này bạn có thể sủ dụng để mua các món đồ mà bạn yêu thích hoặc đi du lịch.

  •       Lọ 6 - Quỹ cho đi: 10% tương đương 2.000.000 đồng

Quỹ này có thể 10% hoặc 5% tùy vào kế hoạch của bạn nhằm giúp đỡ những người khó khăn, yếu thế.

Mặc dù có thể có nhiều công thức tiết kiệm, nhưng bạn không nên áp dụng một cách cứng nhắc. Bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ này tăng hoặc giảm 5% để phù hợp với điều kiện của bản thân. 

Giả sử bạn đang nằm trong độ tuổi từ 25-30 tuổi và còn độc thân, bạn có thể giảm bớt hạng mục chi tiêu, hưởng thụ để dành nhiều tiền hơn vào đầu tư sinh lợi. Mức tiết kiệm tối thiểu được các chuyên gia đưa ra, đó là tiết kiệm tối thiểu 25% tiền lương của bạn.

Như vậy để trả lời cho câu hỏi cần đầu tư bao nhiêu khi thu nhập 20 triệu/tháng, áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ thì bạn dành 2 triệu đồng vào quỹ tự do tài chính.

Quy tắc 50-20-30

  •       50%  tương đương 10 triệu đồng/tháng: dành cho những nhu cầu thiếu yếu cơ bản như tiền ăn uống, thuê nhà, tiền điện nước, xăng xe… Nếu các khoản này vượt quá 50%, bạn nên tìm cách để gia tăng thu nhập cho mình.
  •       30% tương đương 6 triệu đồng/tháng: Đây là hạng mục dành cho các hoạt động mua sắm cá nhân như du lịch, giải trí,...  
  •       20% tương đương 4 triệu: Đây là khoản bạn có thể dùng để tham gia đầu tư sinh lời qua chứng chỉ quỹ, cổ phiếu, cổ tức. Tuy nhiên nếu chưa có kinh nghiệm, bạn chỉ nên đầu tư vào chứng chỉ quỹ để đảm bảo an toàn.

Như vậy với thu nhập 20 triệu/tháng, bạn sẽ phải dành 4 triệu đồng vào các hoạt động đầu tư, gia tăng tài sản.

Nên đầu tư vào kênh nào?

Một câu hỏi khác mà mọi người thường băn khoăn sau khi đã tìm ra được số tiền cụ thể để trích vào hoạt động tích lũy, đầu tư đó là: nên đầu tư vào đâu?

Để mọi người dễ hình dung, chúng tôi tiếp tục làm một phép so sánh cơ bản giữa hai hình thức đầu tư phổ biến hiện nay đó là đầu tư chứng chỉ quỹ và gửi tiết kiệm.

 Giả sử chúng ta áp dụng công thức 50-30-20, với mức thu nhập 20 triệu/tháng ở trên, bạn sẽ chi tiêu thiết yếu 10 triệu/tháng và trích vào quỹ tiết kiệm 4 triệu/tháng.

Để đạt tự do tài chính, bạn cần số tiền gấp 25 bình quân mức chi tiêu hàng năm, cụ thể: 120 triệu (số tiền chi tiêu 1 năm) x 25 = 3 tỷ đồng, nghĩa là bạn cần tới 3 tỷ đồng để đạt được tự do tài chính.

  • Nếu chỉ gửi tiết kiệm, bạn cần ít nhất 60 năm để đạt được con số 3 tỷ. Như vậy, nếu chỉ tiết kiệm 4 triệu đồng/tháng thì bạn gần như mất hết cả đời chỉ để đạt được tự do tài chính.
  • Tuy nhiên, nếu đầu tư chứng chỉ quỹ với mức lãi suất trung bình 13%/năm, vậy chỉ cần sau 18 năm bạn sẽ đạt được con số 3,135,445,918 VND (Trong đó: số tiền đầu tư là 864,000,000, lợi nhuận nhận được: 2,271,445,918 VND, kết quả được tính theo công cụ Ftool của Fmarket).

Điều này có nghĩa rằng để đạt được tự do tài chính sớm hơn, bạn cần phải lựa chọn được hình thức đầu tư có khả năng gia tăng tài sản. Đồng thời bạn cũng phải đẩy tỷ lệ đầu tư tăng lên nhằm rút ngắn thời gian đạt tới tự do tài chính cho mình.

Lưu ý:

  • Nếu bạn khao khát tự do tài chính sớm hơn thì bạn phải đặt mục tiêu cao hơn. Từ đó, bạn sẽ điều chỉnh để chi phí của mình ở mức thấp và tiết kiệm phần trăm thu nhập lớn hơn nhiều.
  • Nên lựa chọn phân bổ đều đặn giữa kênh dài hạn và ngắn hạn
  • Nếu muốn đầu tư lâu dài, bạn nên lựa chọn cả hai hình thức cố định và linh hoạt các hình thức đầu tư khác.
  • Bất kỳ công thức nào cũng cần được thực hành kỷ luật, tạo thói quen bền vững mới đạt được mục tiêu.

Một trong những vấn đề khiến mọi người thường loay hoay trong kế hoạch quản lý tài chính của mình đó là không biết nên dành bao nhiêu % thu nhập để đầu tư.

Hy vọng với những công thức mà chúng tôi gợi ý ở trên, bạn có thể tìm được cho mình công thức để quản lý tài chính phù hợp.

Xem thêm:

 

 

 


Phổ biến

icon-message