fmarket communityfmarket community

Nhiều người trẻ than “cháy túi” giữa tháng dù thu nhập không hề thấp

10/03/2023Lượt xem 64 Views
Chia sẻfacebooklinkedin
https://files.fmarket.vn/pro/blog/resize/f23fea84-0b6b-49c2-97c6-1d5d730ea09b_main.png
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Chia lương thành 3 phần

2.

Tiết kiệm 30% lương

Chưa hết tháng nhưng đã “cháy túi” là tình trạng chung của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Nguyên nhân hầu hết đều bắt nguồn từ việc chưa biết cách quản lý tài chính chi tiêu sao cho hiệu quả. Nếu bạn cũng đang mắc phải tình trạng này, hãy tham khảo phương pháp quản lý chi tiêu dưới đây để dễ dàng tiết kiệm và chi tiêu hiệu quả hơn.

Chia lương thành 3 phần

Chúng ta hay nghe nhiều về các công thức quản lý tài chính như 50/30/20, phương pháp 6 chiếc lọ, phương pháp Kakeido của người Nhật…  Nhưng thay vì quá cầu kỳ về mặt công thức thì bạn chỉ cần chia lương hoặc thu nhập của bạn làm 3 phần. Cụ thể:

  • Phần thứ nhất: là chi phí dành cho những khoản chi tiêu thiết yếu (*)
  • Phần thứ hai: đây là số tiền phục vụ mục tiêu tiết kiệm
  • Phần thứ ba: số tiền bạn được phép chi tiêu thoải mái.

(*) Thiết yếu nghĩa là những khoản chi tiêu quan trọng, cần thiết mà dù muốn hay không, bạn vẫn nhất định phải chi. Tuy nhiên, trước khi chia lương theo phương pháp này, bạn cần xác định được số tiền ở phần thứ nhất.  Với những khoản thiết yếu như tiền nhà, tiền bảo hiểm thông thường được cố định thì tiền điện nước, chi phí thực phẩm, đi lại,…  không hẳn lúc nào cũng đồng nhất. Vì vậy, bạn có thể dựa trên chi phí trung bình từ những tháng trước đó hoặc trong vòng 1 năm để hoạch định chi phí thiết yếu đủ để đáp ứng mức sống cơ bản của bản thân. Bạn nên hoạch định mức ngân sách lớn hơn mức chi tiêu tối thiểu mà bạn cần. Chẳng hạn, bạn cần 14 triệu đồng chi tiêu thiết yếu, vậy bạn nên lập ngân sách cao hơn mức 14 triệu này để tránh trường hợp sẽ có một số hạng mục phát sinh thêm chi phí chênh lệch.

quản lý tài chính

Chia thu nhập thành nhiều phần để quản lý chi tiêu hiệu quả.

Tiết kiệm 30% lương

Ở phần thứ 2, bạn sẽ ưu tiên tiết kiệm 30% lương hoặc thu nhập của mình. Ví dụ: Mức lương của bạn là 25.000.000đ/tháng, bạn hãy trích 7.500.000 tương ứng với 30% để tiết kiệm. Số tiền còn lại là hạng mục chi tiêu thiết yếu và chi tiêu tự do.  Bạn cần 14 triệu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu thiết yếu thì 3.500.000 còn lại là số tiền bạn được phép chi tiêu tự do, thoải mái. Nếu ở phần thứ ba bạn vẫn lo lắng sẽ bội chi, vậy bạn tiếp tục chia nhỏ số tiền đó theo từng tuần.  Cụ thể trong 4 tuần, bạn sẽ được tự do mua sắm hay chi tiêu cá nhân tương ứng với 875.000đ/tuần. Vào mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, bạn sẽ bỏ đúng số tiền này vào ví của mình và cho phép bản thân chỉ được tiêu xài trong khuôn khổ 875.000đ. Nếu muốn tiết kiệm nhanh hơn, tích lũy được nhiều hơn thì bạn có thể cắt giảm bớt số tiền trong phần thứ ba này bằng cách bỏ bớt một số thú vui không cần thiết. Hiện nay có nhiều bạn trẻ quản lý chi tiêu bằng cách ghi chép thủ công hoặc sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính, tuy nhiên việc chia thu nhập thành 3 phần như trên cũng là một giải pháp khá đơn giản và dễ dàng thực hiện. Chỉ cần bạn có ý thức tiết kiệm và tìm cho mình một cách thức quản lý tốt nhất, bạn sẽ không chỉ thoát khỏi tình trạng cháy túi mà còn có thêm một khoản tiền để phục vụ đầu tư hoặc thực hiện các mục tiêu tài chính khác.  

Xem thêm:

 


icon-message