fmarket communityfmarket community

Số tiền tiết kiệm cần có trong tài khoản của bạn ở tuổi 30, 40, 50 (cho người Việt Nam)

29/10/2020Lượt xem 79 Views
Chia sẻfacebooklinkedin
https://files.fmarket.vn/pro/blog/resize/so-tien-tiet-kiem-can-co-trong-tai-khoan-cua-ban-o-tuoi-30-40-50-fmarket_main.png
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Công thức tiết kiệm cho từng độ tuổi và số tiền tiết kiệm cần có

2.

Con số này không phải là ít. Vậy làm sao bạn đạt được ngưỡng đó?

Mặc dù tích lũy được càng nhiều tiền càng tốt, nhưng theo một báo cáo của Công ty dịch vụ tài chính Fidelity, bạn có thể đối chiếu các mốc quan trọng dưới đây để xem số tiền tiết kiệm mình có đã đủ để sống thoải mái sau khi về hưu hay chưa.

Công thức tiết kiệm cho từng độ tuổi và số tiền tiết kiệm cần có

Với công thức do Fidelity thiết kế, bạn chỉ đơn giản nhân mức lương khởi điểm của mình với hệ số “X”, tùy thuộc vào độ tuổi của bạn. Dưới đây là chi tiết về công thức của Fidelity:

Tuổi 30: Dành tương đương với mức lương khởi điểm của bạn

Tuổi 35: Tiền tiết kiệm bằng hai lần mức lương của bạn

Tuổi 40: Tiền tiết kiệm bằng ba lần mức lương của bạn

Tuổi 45: Tiền tiết kiệm bằng bốn lần mức lương của bạn

Tuổi 50: Tiền tiết kiệm bằng sáu lần mức lương của bạn

Tuổi 55: Tiền tiết kiệm bằng bảy lần mức lương của bạn

Tuổi 60: Tiền tiết kiệm bằng tám lần mức lương của bạn

Tuổi 67: Tiền tiết kiệm bằng 10 lần mức lương của bạn

Số tiền tiết kiệm cần có trong tài khoản của bạn ở tuổi 30, 40, 50

Vào tuổi 50, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên có tài khoản tiết kiệm tương đương 6 lần thu nhập cả năm, nếu dự định nghỉ hưu ở tuổi 67, và muốn giữ chất lượng cuộc sống không thay đổi.

Ở tuổi 40, bạn cần có tài khoản gấp 3 lần thu nhập năm, và ở tuổi 35 là gấp đôi thu nhập năm.

Theo đó, giả sử tổng thu nhập năm của bạn năm 30 tuổi là 100 triệu, thì năm 35 tuổi tiền tiết kiệm của bạn cần có được 200 triệu, năm 45 tuổi là 400 triệu, năm 50 tuổi là 600 triệu.

Chẳng hạn, năm 40 tuổi, thu nhập hàng năm của bạn là 200 triệu đồng, thì mức tích lũy bạn cần đạt vào độ tuổi này là 600 triệu đồng.

Năm 50 tuổi, thu nhập năm của bạn là 300 triệu đồng, mức tích lũy của bạn khi đó cần đạt 1,8 tỷ đồng.

Con số này dao động tùy thuộc bạn muốn lúc về hưu sống khắc khổ hơn hay sướng hơn khi còn đi làm. Chẳng hạn, nếu bạn muốn sau khi nghỉ hưu được đi du lịch nhiều hơn, bạn cần tăng mức tích lũy ở các độ tuổi lên 1-2 cấp. Ngược lại, khi nghỉ hưu bạn chấp nhận sống hà tiện hơn, mức tích lũy có thể giảm đi một ít.

Con số này không phải là ít. Vậy làm sao bạn đạt được ngưỡng đó?

Các chuyên gia của Fidelity khuyên bạn nên tiết kiệm càng nhiều càng tốt, càng sớm càng tốt. Họ đề xuất bạn để dành 15% thu nhập hàng năm, bắt đầu từ tuổi 25 và đầu tư hơn 50% số tiền tiết kiệm của bạn trong suốt cuộc đời.

Ngoài việc tiết kiệm 15% thu nhập, bạn nên đầu tư nó trở lại thị trường, có thể giao tiền của mình cho các quỹ mở và chuyên gia chuyên nghiệp đầu tư vào những cổ phiếu và trái phiếu ổn định, có sinh lãi hàng năm với rủi ro thấp để đạt hiệu quả lâu dài.

Ngoài việc tiết kiệm 15% thu nhập, bạn nên đầu tư nó trở lại thị trường
Ngoài việc tiết kiệm 15% thu nhập, bạn nên đầu tư nó trở lại thị trường

Các chuyên gia cũng cho rằng tích lũy được 6 lần thu nhập năm ở tuổi 50 là con số lý tưởng, đặc biệt nếu bạn đã phân tán bớt sang các mục tiêu khác như mua nhà, có con. Nhưng nhìn chung, nếu bạn vẫn đạt mục tiêu tiết kiệm 15% thu nhập và đầu tư nó, bạn vẫn đang “đi đúng đường ray”.

Và nếu hiện tại bạn đang không dành dụm được số tiền tương đương với mức lương của mình vào tuổi 30 hoặc gấp ba lần số lương của bạn ở tuổi 40, đừng hoảng sợ.

Theo triệu phú David Bach, “Nếu bạn nhìn các biểu đồ này và nó làm bạn thất vọng… thì đây là những gì tôi có thể nói với bạn: Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu đầu tư và thời gian tốt nhất để bắt đầu là bây giờ”

Nguồn: VnExpress


Tiết kiệm

icon-message