fmarket communityfmarket community

Tháp tài sản là gì? Ý nghĩa của tháp tài sản trong đầu tư

24/06/2022Lượt xem 59 Views
Chia sẻfacebooklinkedin
https://files.fmarket.vn/pro/blog/2022/06/thap-tai-san-2.jpg
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Tháp tài sản là gì?

2.

Tại sao nên xây dựng cho bản thân một tháp tài sản?

3.

Tháp tài sản có ý nghĩa như thế nào với quá trình đầu tư tài chính?

  • 3. 1.

    Tầng 1 của tháp tài sản là gì? - Tài sản vô hình

  • 3. 2.

    Tầng 2 của tháp tài sản là gì? - Tài sản bảo vệ

  • 3. 3.

    Tầng 3 - Tài sản tạo thu nhập

  • 3. 4.

    Tầng 4 - Tài sản tăng trưởng

  • 3. 5.

    Tầng 5 - Tài sản mạo hiểm

4.

Nguyên tắc xây dựng tháp tài sản

Nhắc đến đầu tư chắc chắn lợi nhuận chính là đích đến. Như mọi NĐT khác, bất cứ ai khi quan tâm đến chuyện đầu tư tài chính đều sẽ tìm kiếm những sản phẩm có thể mang lại nguồn thu nhập tốt, gia tăng giá trị tài sản tích lũy. Tuy nhiên, để đạt được điều này, trước tiên NĐT cần quan tâm đến việc xây dựng cho bản thân một tháp tài sản phù hợp. Dựa vào tình trạng tài chính của bản thân để hình thành cho chính mình tháp tài sản, đó chính là cách để đầu tư hiệu quả nhất.

Tháp tài sản là gì?

Tương tự như cách bạn nghĩ đến kim tự tháp khi nhắc đến tháp tài sản, kim tự tháp bền vững và trường tồn theo thời gian hàng ngàn năm là nhờ vào kết cấu rất vững chắc khi xây dựng tháp. Phần móng chắc chắn, đủ mạnh mẽ để nâng đỡ toàn bộ hệ thống tháp bên trên. Dựa trên chính nguyên lý này, NĐT hãy cân nhắc đến việc làm sao để có thể phân chia tài sản của mình vào các phân lớp phù hợp. Theo đó, tháp tài sản là một mô hình phân bố các loại tài sản vào từng khối khác nhau. Căn cứ vào nhu cầu tài chính, mục tiêu cá nhân, NĐT sẽ phân loại cho mỗi tầng trong tháp tài sản đảm nhận những chức năng riêng phục vụ cho nhu cầu bản thân trong cuộc sống. Mục tiêu cuối cùng là làm sao để đảm bảo được cùng lúc hai mục tiêu, vừa tăng trường vừa đảm bảo độ an toàn của các khoản tài chính, bền vững trước các biến cố có thể xảy ra trong dài hạn.

Tại sao nên xây dựng cho bản thân một tháp tài sản?

Có rất nhiều lợi ích mà tháp tài sản có thể mang đến cho các NĐT. Trước tiên, khi nhìn vào một tháp tài sản được xây dựng rõ ràng với 3 - 4 tầng riêng biệt, NĐT sẽ dễ dàng thấy được lộ trình mình cần thực hiện để đảm bảo sự bền vững trong hành trình tài chính cá nhân. Đừng vội vàng trong quá trình tích lũy tài sản của bản thân mà trước tiên NĐT cần thiết lập cho bản thân một tháp tài sản phù hợp. Đây chính là căn cơ cho hành trình làm giàu trong lâu dài. Bên cạnh đó, tháp tài sản sẽ giúp NĐT ý thức một cách rõ ràng về việc để đạt được thành công, mọi thứ cần được xây dựng trên nền tảng từng bước một. Vững vàng ở những lớp tài sản cơ bản chính là đòn bẩy giúp NĐT mạnh mẽ hơn nữa khi tiến lên các tầng cao hơn trong tháp tài sản của mình. Tháp tài sản cũng nhấn mạnh đến mức độ rủi ro khác nhau của từng tầng tài sản. Từ tầng đáy đến tầng chóp, mức độ rủi ro sẽ tăng dần. Dựa vào đó, NĐT sẽ biết được mình cần làm gì để bảo vệ tốt nhất tài sản ở mỗi tầng. Và không thể không nhắc đến việc, với mỗi cá nhân khác nhau, ý nghĩa của mỗi tầng trong tháp tài sản sẽ khác nhau. Khi đã xác định được mục đích của mình trong từng tầng tài sản, NĐT có thể loại bỏ được những suy nghĩ có thể làm lung lay quá trình đầu tư của bản thân.

Tháp tài sản có ý nghĩa như thế nào với quá trình đầu tư tài chính?

tháp tài sản là gì

Tháp tài sản hiện nay được xây dựng ở mức phổ biến là 5 tầng. Để xây dựng được một tháp tài sản hoàn chỉnh, NĐT cần phải xây từng tầng cụ thể của tháp. Thiết lập tháp tài sản từ dưới lên trên, mỗi tầng sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau trong cuộc sống.

  • Tầng 1 của tháp tài sản là gì? - Tài sản vô hình

Đây là tầng đáy, nền tảng trong tháp tài sản của bạn, nó bao gồm những tài sản mà bạn không nhìn thấy được, không thể cân đo đong đếm như kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng,.. Phần này nên là nền móng vững chắc, là nền tảng tạo ra các loại tài sản khác cho bạn. Càng có nhiều tài sản vô hình, bạn càng có cơ hội để tạo ra nhiều tài sản hữu hình.

  • Tầng 2 của tháp tài sản là gì? - Tài sản bảo vệ

Tài sản bảo vệ hay tài sản phòng thủ là loại dùng cho mục đích dự phòng bao gồm tiền mặt, vàng, nhà đang ở…. Đây sẽ là những tài sản bạn có thể quy đổi ra tiền mặt bất cứ lúc nào để giải quyết các nhu cầu khẩn cấp chưa biết trước của cuộc sống.

  • Tầng 3 - Tài sản tạo thu nhập

Đúng với cái tên của nó, đây là lớp tài sản trực tiếp tạo ra thu nhập hàng tháng như tiền lương, tiền cho thuê Ví dụ bạn mua một chiếc xe, bạn đem nó cho thuê và kiếm tiền từ nó, thì chiếc xe bạn mua sẽ trở thành tài sản thay vì tiêu sản và có thể gộp vào lớp tài sản thu nhập này. Ngoài ra, đây còn là việc đầu tư vào các sản phẩm an toàn có lợi nhuận cố định như trái phiếu hoặc chứng chỉ quỹ trái phiếu.  NĐT có thể truy cập Fmarket để tham khảo thêm hiệu suất đầu tư của các sản phẩm quỹ mở tư các công ty quản lý quỹ uy tín trên thị trường.

  • Tầng 4 - Tài sản tăng trưởng

Khi đạt được đến một ngưỡng an toàn nhất định, bạn hoàn toàn có thể bồi thêm một lớp tài sản cao hơn. Ở lớp này, hầu hết khoản đầu tư đều nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận kỳ vọng tốt như quỹ cổ phiếu. Trong dài hạn, đây có thể trở thành một nguồn thu nhập thụ động hàng tháng khác cho NĐT.

  • Tầng 5 - Tài sản mạo hiểm

Cuối cùng là lớp tài sản nằm ở đỉnh chóp kim tự tháp, tuy rủi ro cao nhưng lợi nhuận thu được từ kênh đầu tư này cũng rất cao. NĐT ở lớp này thường phân bổ các loại tài sản có biến động mạnh tiêu biểu như: Crypto, chứng khoán phái sinh… Tuy nhiên, đây không phải là khoản đầu tư bắt buộc. Bạn chỉ nên xây dựng lớp này khi các lớp phía dưới đã đủ vững chắc.

Nguyên tắc xây dựng tháp tài sản

Chúng ta cũng nên có những nguyên tắc để xây dựng tháp:

  • Xây lần lượt từ dưới lên trên
  • Xây đáy tháp càng rộng càng tốt. Tầng dưới cần đảm bảo đủ và săn chắc để làm bệ đỡ cho các tầng trên
  • Khi cần sử dụng vốn gấp, nên rút tài sản từ các tầng dưới, hạn chế tối đa rút/bán các tài sản ở tầng tăng trưởng hoặc mạo hiểm. 

Khi tháp đầu tư được xây dựng vững chắc, NĐT sẽ dễ dàng thấy được lộ trình mình cần thực hiện trong hành trình tài chính cá nhân. Từ đó, chúng ta loại bỏ được những suy nghĩ có thể làm lung lay quá trình đầu tư của bản thân.

Hy vọng những thông tin trên sẽ là cơ sở để NĐT có thể cân nhắc và tạo cho mình một tháp đầu tư cá nhân phù hợp nhất. Bạn cũng có thể xem thêm về Tháp tài sản với sự tham gia của chị Cao Thị Mỹ Trâm, Trưởng phòng Chăm sóc Khách hàng Fmarket tại đây:

Xem thêm:


icon-message