Top 4 phương pháp quản lý chi tiêu bạn nên áp dụng

phương pháp quản lý chi tiêu

Quản lý chi tiêu là những hoạt động liên quan đến quản lý tiền bạc, sắp xếp chi tiêu thành các khoản hợp lý. Khi có phương pháp quản lý chi tiêu tốt, bạn sẽ dễ dàng làm chủ cuộc sống của mình, cũng là nền tảng cơ bản để tiến tới mục tiêu độc lập và tự do tài chính.

Dưới đây là top 4 phương pháp quản lý chi tiêu mà bạn nên áp dụng:

Phương pháp Kakeibo

Kakeibo là phương pháp quản lý chi tiêu phổ biến của Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, Kakeibo là “quyển sổ gia đình”, nghĩa là phương pháp quản lý chi tiêu dựa vào việc ghi chép tay từng khoản thu – chi thay vì sử dụng đến bảng tính và các thiết bị công nghệ như hiện nay.

Việc ghi chép tay sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn các khoản tiền và dễ dàng phát hiện ra các điểm chưa cân đối để kịp thời điều chỉnh.

4 bước quản lý chi tiêu của phương pháo Kakeibo như sau:

Bước 1: Vào đầu mỗi tháng, bạn hãy xác định các nguồn thu nhập của bạn. Bao gồm lương, thưởng, thu nhập từ các nguồn khác nhau và cả các khoản phụ cấp.

Bước 2: Liệt kê chi tiết chi tiêu hàng tháng, những khoản chi tiêu càng cụ thể bạn càng dễ dàng quản lý.

Bước 3: Hoạch định số tiền mà bạn muốn tiết kiệm và khoản này phải luôn ưu tiêu để riêng.

Bước 4: Số tiền còn lại bạn hãy chia đều cho các tuần trong tháng, trong đó một số tháng có thể có tới 5 tuần.

Bước 5: Ghi chép chi tiêu hàng ngày để tránh bỏ quên một số khoản chi, nhất là với các khoản chi nhỏ lẻ.

Chi tiêu hàng ngày cũng được chia theo các hạng mục:

  • Chi tiêu thiết yếu, chẳng hạn như thuốc men, tiền nhà, thực phẩm..
  • Chi tiêu không thiết yếu, chẳng hạn như đi ăn nhà hàng, mua sắm..
  • Chi tiêu cho tinh thần, chẳng hạn xem phim, du lịch, nghe nhạc…
  • Chi tiêu ngoài dự kiến, bao gồm các khoản như hiếu hỉ hay sửa chữa đồ đạc.

Bước 6: Vào cuối tháng, bạn sẽ mở “quyển sổ gia đình” để đánh giá lại chi tiêu của bản thân và gia đình trong tháng qua, đồng thời trả lời các câu hỏi:

  • Tháng qua bạn đã đạt mục tiêu tiết kiệm chưa?
  • Đâu là hạng mục tiêu tốn nhiều tiền nhất?
  • Một số món đồ không thiết yếu có nhất thiết phải mua?
  • Làm gì để có thể gia tăng tiền tiết kiệm mỗi tháng?
phương pháp quản lý chi tiêu
Kakeibo được hiểu là quyển sổ gia đình dùng để ghi chép chi tiêu.

Phương pháp “6 chiếc lọ”

Công thức 6 chiếc lọ là một phương pháp quản lý chi tiêu phổ biến trên thế giới. Cụ thể bạn sẽ chia tiền của mình vào 6 chiếc lọ, tương ứng với 6 mục đích khác nhau:

Lọ số 1:  Các khoản chi thiết yếu tương ứng 55% thu nhập. Lọ này được sử dụng cho các hoạt động nhất định phải chi.

Lọ số 2: Các khoản tiết kiệm dài hạn tương ứng 10% thu nhập. Lọ này được dùng để thực hiện các mục tiêu dài hạn như mua xe, mua nhà, cưới vợ, mua xe, cho con du học.

Lọ số 3: Các khoản chi cho hoạt động giáo dục tương ứng 10% thu nhập. Đó có thể là đầu tư vào các khóa học, đào tạo… để nâng cao kiến thức.

Lọ số 4: Các khoản phục vụ mục đích hưởng thụ. Đây là những hoạt động giúp bạn có thể tái tạo năng lượng và tinh thần để cuộc sống thêm ý nghĩa và làm việc tốt hơn.

Lọ số 5: Đây là khoản để thực hiện mục tiêu tự do tài chính tương ứng 10% thu nhập. Đây là quỹ đòi hỏi sự tích lũy định kỳ, đều đặn và thực hiện trong dài hạn, nên về cơ bản bạn gần như không được tiêu xài số tiền trong chiếc lọ số 5 này.

Lọ số 6: Các khoản cho đi tương ứng 5% thu nhập. Việc giúp đỡ người khác sẽ giúp cuộc sống của bạn thêm ý nghĩa hơn, bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ phần trăm trong chiếc lọ này trên dưới 5% tùy vào thu nhập của bạn.

Quy tắc 50/30/20

Với quy tắc 50/30/20 bạn sẽ lần lượt phân chia thu nhập của mình thành 3 khoản với tỷ lệ như sau:

  • 50% chi tiêu thiết yếu như tiền nhà, tiền ăn uống, điện nước,…
  • 30% chi tiêu cá nhân như đi du lịch, mua sắm, giải trí,…
  • 20% chi tiêu cho tiết kiệm và đầu tư.

Đây là phương pháp phổ biến nhưng bạn có thể điều chỉnh các hạng mục sao cho chi tiết hơn. Bởi, đôi khi chi tiêu thiết yếu có thể phát sinh buộc bạn phải linh hoạt điều chỉnh tỷ lệ % vào tiết kiệm và đầu tư.

Tiết kiệm/đầu tư tích sản khi thu nhập lớn hơn chi tiêu

Khi thu nhập lớn hơn chi tiêu, việc tiếp theo của một người quản lý tài chính thông minh chính là dùng số tiền nhàn rỗi của mình để đầu tư gia tăng tài sản.

Mỗi người đều có thể lựa chọn những hình thức đầu tư khác nhau, có thể là chứng chỉ quỹ, bất động sản, vàng, cổ phiếu… tùy vào năng lực tài chính và khẩu vị cá nhân.

Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến việc đầu tư, bạn phải chắc chắn rằng mình đã phân bổ các nguồn tiền hợp lý, tránh tình trạng đầu tư bị gián đoạn vì những nguyên nhân liên quan đến quản lý chi tiêu.

Với những ai chưa có thói quen chi tiêu hợp lý hoặc luôn trì hoãn lập kế hoạch chi tiêu, việc áp dụng một trong các phương pháp trên thật sự rất cần thiết.

Chỉ khi biết cách quản lý chi tiêu và lựa chọn được kênh đầu tư phù hợp với bản thân, bạn mới dễ dàng “chạm” đến mục tiêu của mình trên hành trình tự do tài chính.

Xem thêm: