fmarket communityfmarket community

Tài sản ròng là gì? Làm thế nào để tính được giá trị tài sản ròng?

29/10/2021Lượt xem 117 Views
Chia sẻfacebooklinkedin
https://files.fmarket.vn/pro/blog/resize/z2888099279688_370db49a7a4b57f3a91f970cead931b6_main.png
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Tổng quan về tài sản ròng

  • 1. 1.

    Tài sản ròng là gì?

  • 1. 2.

    Giá trị tài sản ròng

    • 1. 2. 1.

      Đối với doanh nghiệp

    • 1. 2. 2.

      Đối với Chính phủ

    • 1. 2. 3.

      Đối với Quốc Gia

2.

Cách tính giá trị tài sản ròng

Tài sản ròng là một yếu tố rất quan trọng trong định giá tài sản, nhất là đối với các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp. Việc biết được giá trị tài sản ròng sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, trong thực tế, không ít người vẫn còn mơ hồ về khái niệm tài sản ròng là gì cũng như làm thế nào để tính toán được một cách chính xác giá trị tài sản ròng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể hơn về các thông tin liên quan đến vấn đề này.

Tổng quan về tài sản ròng

Tài sản ròng là gì?

Tài sản là một dạng của cải vật chất của con người được hình thành và tích lũy theo thời gian. Nó tồn tại ở nhiều hình thức vật chất rất khác nhau. Trong đó, tài sản ròng là một dạng tài sản của cá nhân hoặc doanh nghiệp có được sau khi đã trừ đi tất cả các khoản nợ. Trong đó, tài sản sẽ bao gồm tiền mặt, bất động sản, ô tô, các khoản đầu tư và tất cả các sản phẩm có giá trị khác mà bạn sở hữu. Đối với doanh nghiệp, tài sản ròng chính là vốn cổ đông hoặc tài sản thuần.

giá trị tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng sẽ khác nhau về cơ bản dựa trên mỗi đối tượng sở hữu

Giá trị tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng trở thành công cụ đánh giá chính xác nhất mức tiền bạc mà một cá nhân hay doanh nghiệp đang sở hữu. Tài sản ròng là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hồ sơ vay vốn ngân hàng. Đối với mỗi cá nhân, tổ chức, chính phủ và cả quốc gia, giá trị tài sản ròng sẽ có quy ước khác nhau. Theo đó:

  • Đối với cá nhân

Giá trị tài sản ròng của một cá nhân là số lượng tài sản sau khi đã trừ đi các khoản nợ. Một số tài sản có thể được tính vào tài sản ròng cá nhân chẳng hạn như các khoản tiền được đầu tư, nhà đất, tiền mặt, vàng bạc hay khoản tiền hưu trí. Các tài sản vô hình như những loại chứng chỉ, bằng cấp sẽ không được tính vào tài sản ròng của một cá nhân dù chúng đóng góp vào quá trình tích lũy tài sản một cách đáng kể.

  • Đối với doanh nghiệp

Đối với công ty, doanh nghiệp, giá trị tài sản ròng được gọi là giá trị sổ sách hay vốn của chủ sở hữu riêng. Trong báo cáo tài chính, giá trị tài sản ròng sẽ được tính dựa trên tất cả những tài sản doanh nghiệp đang có và số nợ mà doanh nghiệp đó sẽ phải trả. Giá trị tài sản ròng sẽ khác nhau về cơ bản dựa trên mỗi đối tượng sở hữu

  • Đối với Chính phủ

Với một Chính phủ, giá trị tài sản ròng chính là bằng chứng hữu hiệu để thể hiện sức mạnh tài chính và tiềm lực kinh tế của chính phủ đó. Trong đó bao gồm tất cả tài sản và nợ trong bảng cân đối kế toán.

  • Đối với Quốc Gia

Trong một Quốc gia, tổng giá trị tài sản ròng sẽ bao gồm tài sản ròng của các cá nhân cư trú trong quốc gia đó, tài sản của các công ty và tài sản của chính phủ. Giá trị tài sản ròng của quốc gia càng cao càng cho thấy sức mạnh tài chính của đất nước. Giá trị tài sản ròng có thể bị âm trong một số trường hợp. Tuy nhiên, bằng cách gia tăng tích lũy tài sản và kiểm soát tốt các khoản nợ thì giá trị tài sản ròng sẽ lại quay về mức dương. Giá trị tài sản ròng là thước đo thể hiện một cách chính xác nhất mức độ sở hữu tiền bạc cũng như sự giàu nghèo của một cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và quốc gia. Để quản lý tài sản một cách hiệu quả, tránh phát sinh những khoản nợ mới cũng như quyết toán kịp thời nợ cũ, việc tính toán chính xác tài sản ròng sẽ giúp kiểm soát tốt sự phát triển tài chính, từ đó cân bằng được thu và chi tốt hơn. Trong thực tế, không hiếm những người chỉ quan tâm đến thu nhập của bản thân hay doanh thu của công ty mà không có sự theo dõi sâu sát đến các khoản chi tiêu của mình. Hệ quả dẫn đến là dù thu nhập có tăng theo thời gian nhưng giá trị tài sản còn lại không thể tăng thêm hoặc thậm chí giảm đi.

giá trị tài sản ròng

Quản lý tài sản hiệu quả để tránh phát sinh các khoản nợ quá lớn

Nói một cách dễ hiểu, sự giàu có của bạn không thể hiện ở số lượng tài sản mà bạn đang sở hữu, càng không phải là số nợ bạn đang chi trả mà nó chính là giá trị tài sản ròng mà bạn có, tức là số tài sản còn lại sau khi đã trừ đi các khoản nợ. Giá trị tài sản ròng sẽ phục vụ rất nhiều cho nhu cầu tài chính của mỗi người, do đó bạn nên có sự tính toán và cân nhắc hợp lí để tránh những rắc rối có thể xuất hiện trong quá trình làm việc sau này như các khoản vay chẳng hạn.

Cách tính giá trị tài sản ròng

Bạn có thể dễ dàng tính được giá trị tài sản ròng mà mình đang sở hữu bằng công thức mà Fmarket đã tìm hiểu sau đây:

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản - Tổng nợ phải trả

Trong đó, Tổng tài sản bao gồm:

  • Tài sản lưu động: bao gồm tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, tiền mặt hoặc các khoản tiền có giá trị tương đương khác. Bất động sản: nhà ở, các bất động sản bạn dành để đầu tư, mặt bằng,...
  • Tài sản cá nhân: bao gồm các loại đồ đạc, đồ trang sức, ô tô, xe máy,... Đây là những tài sản không có giá trị quá cao khi bán nên có một số người sẽ không tính nó trong tổng tài sản của mình.
  • Tài sản hoặc cổ phần kinh doanh.
  • Các khoản vay cá nhân: gồm tất cả những khoản vay mà bạn đã cho bạn bè hay đối tác kinh doanh vay mượn có khả năng thu hồi trở lại.
  • Các khoản đầu tư hưu trí: gồm bảo hiểm xã hội và các khoản đầu tư hưu trí không bắt buộc.
  • Tài sản khác: như số tiền được hoàn lại từ bảo hiểm nhân thọ, lãi suất từ việc cho vay, các khoản tiền bồi thường,...
  • Xác định tổng tài sản và tổng nợ sẽ tính được giá trị tài sản ròng

giá trị tài sản ròng

Tài sản ròng là gì? Cách tính giá trị tài sản ròng đơn giản

Tổng nợ phải trả, bao gồm:

  • Vay trả góp: gồm các khoản vay thường dùng để mua nhà, mua xe hoặc vay để mua các sản phẩm đồ điện tử, đồ gia dụng.
  • Vay thế chấp: là các khoản vay mua xe, mua nhà, thế chấp đầu tư,... -
  • Vay kinh doanh: nếu vay với tư cách cá nhân thì số nợ này vẫn sẽ được tính vào giá trị tài sản ròng của bạn.
  • Vay cá nhân: các khoản vay mượn từ người thân, bạn bè hoặc đối tác kinh doanh.
  • Nợ thẻ tín dụng: cần thường xuyên tìm hiểu về các khoản nợ này do dư nợ sẽ thay đổi liên tục.

Như vậy, sau khi đã xác định được chính xác đâu là tổng giá trị tài sản và đâu là tổng nợ phải trả, bạn sẽ dễ dàng tính toán được giá trị tài sản ròng mà mình đang sở hữu. Việc theo dõi sát sao, tính toán kịp thời sự thay đổi tài sản ròng sẽ giúp bạn có cơ sở để đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến tình hình tài chính của mình và tránh được các khoản dư nợ tăng cao mất kiểm soát. Tài sản ròng là một số liệu cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính từ cá nhân, doanh nghiệp đến chính phủ, quốc gia. Nắm được bản chất giá trị tài sản ròng cũng như cách tính tài sản ròng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công việc và tình hình tài chính của mình. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm tài sản ròng là gì và giúp ích cho nhu cầu của bạn.

Xem thêm:


icon-message