fmarket communityfmarket community

Trái phiếu ngân hàng & những thông tin nhà đầu tư không nên bỏ qua

08/11/2021Lượt xem 94 Views
Chia sẻfacebooklinkedin
https://files.fmarket.vn/pro/blog/2021/11/trai-phieu-ngan-hang-4.jpg
Nội dung bài viếtmuc luc
1.

Trái phiếu ngân hàng là gì?

2.

Ưu và nhược điểm

3.

Giá trái phiếu ngân hàng

4.

Có nên đầu tư vào trái phiếu ngân hàng hay không?

5.

Lời kết

Khả năng sinh lời lớn và mức độ rủi ro thấp là những yếu tố thu hút nhiều người đầu tư vào trái phiếu. Ngoài trái phiếu doanh nghiệp là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư thì hiện nay, trái phiếu ngân hàng cũng là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều người. Vậy cụ thể thì trái phiếu ngân hàng là gì? Kênh đầu tư này có thật sự công cụ tạo thu nhập như lời đồn hay không? Fmarket sẽ giúp NĐT giải đáp những thắc mắc này.

trái phiếu ngân hàng

Trái phiếu ngân hàng là kênh đầu tư hấp dẫn hiện nay

Trái phiếu ngân hàng là gì?

Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lợi, rất nhiều người lựa chọn hình thức đầu tư trái phiếu. Vậy trái phiếu là gì? Trái phiếu là công cụ tạo ra thu nhập cho các nhà phát hành trái phiếu và trong một khoảng thời gian xác định, các đơn vị phát hành trái phiếu sẽ hoàn trả lại lãi suất cố định cho các nhà đầu tư trái phiếu. Khi đến thời điểm đáo hạn, bên phát hành trái phiếu sẽ thanh toán cả phần tiền gốc lẫn lãi cho nhà đầu tư. Trái phiếu ngân hàng hiện nay được đánh giá là công cụ đầu tư sinh lời vừa hấp dẫn vừa giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro cho các nhà đầu tư. Theo đó, có thể hiểu trái phiếu NH là là loại trái phiếu được phát hành bởi các ngân hàng. Mục đích của việc các ngân hàng phát hành trái phiếu là để có thể huy động được số vốn lớn trong thời gian ngắn nhất. So với việc mua trái phiếu của các doanh nghiệp, trái phiếu của các ngân hàng phát hành sẽ giúp các nhà đầu tư tăng mức độ an toàn như một cách gửi tiết kiệm nhưng lại sở hữu mức lãi suất cao hơn nhiều. Độ uy tín hay tình hình kinh doanh của các ngân hàng cũng được đánh giá có mức độ ổn định cao hơn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Ưu và nhược điểm

Đầu tư vào trái phiếu NH sẽ mang lại khá nhiều lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư nhờ các ưu điểm của nó, trong đó có thể kể đến:

- Tính uy tín của các ngân hàng: Ngân hàng là tổ chức tín dụng lớn và chịu sự giám sát trực tiếp của Chính phủ, vậy nên các nhà đầu tư có thể yên tâm hơn nhiều khi bỏ một số tiền lớn để đầu tư.

- Giá phát hành của trái phiếu NH so với trái phiếu doanh nghiệp hay cổ phiếu thấp hơn, do đó hầu như mọi đối tượng đều có thể tiếp cận và mua được loại trái phiếu này.

- Lãi suất nhà đầu tư nhận được khi mua trái phiếu chính là lợi nhuận trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Mức lãi suất sẽ cố định tùy theo điều kiện mà hai bên thỏa thuận lúc mua.

trái phiếu ngân hàng

Trái phiếu NH được đánh giá cao nhờ nhiều ưu điểm của chúng

- Trong trường hợp xấu nhất là ngân hàng phải phá sản, thì cũng tương tự như trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư vào trái phiếu NH cũng sẽ được ưu tiên thanh toán trước khi trả cho các cổ đông. Bên cạnh việc mang lại lợi nhuận thì việc đầu tư cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đó là yếu tố không thể tránh khỏi.

Với kênh đầu tư vào trái phiếu NH, NĐT cũng có thể gặp phải một số rủi ro có thể kể đến như: Trong trường hợp xấu nhất là doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không đủ khả năng để thanh toán khi đến hạn sẽ khiến các chủ đầu tư trái phiếu rơi vào cảnh trắng tay. Ảnh hưởng từ nguy cơ phá sản: Nguy cơ phá sản của ngân hàng ở Việt Nam không quá lớn, tuy nhiên thị trường ngân hàng đang ngày một sôi động, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao. Nếu không có sự tìm hiểu trước mà đầu tư vào các ngân hàng có hoạt động kinh doanh không hiệu quả, dễ bị phá sản thì NĐT có thể đối diện với nguy cơ thua lỗ. Lãi suất của trái phiếu NH hiện nay khá thấp. Mức lợi nhuận này sẽ được tính dựa trên lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng. Trong khi hiện nay, do tình hình dịch bệnh khó khăn, đa phần các ngân hàng đều giảm lãi suất tiết kiệm ít nhiều, lợi nhuận của trái phiếu NH cũng theo đó mà giảm đi.

Giá trái phiếu ngân hàng

Theo thống kê thì hiện nay ngân hàng là nhóm tổ chức phát hành trái phiếu lớn thứ hai trên thị trường, chỉ sau nhóm các công ty bất động sản. Tổng giá trái phiếu NH được phát hành trong 6 tháng đầu năm 2021 hiện đã lên tới hơn 50 nghìn tỷ đồng. Trong số đó, rất nhiều ngân hàng đã bắt đầu phát hành trái phiếu để huy động nhanh vốn trong thời gian trung hạn và dài hạn. NĐT có thể cân nhắc vào số tiền mình đang muốn đầu tư để lựa chọn được ngân hàng phù hợp và mua trái phiếu.

trái phiếu ngân hàng

Giá trái phiếu ngân hàng được phát hành đến hiện tại đã hơn 50 nghìn tỷ đồng

Có nên đầu tư vào trái phiếu ngân hàng hay không?

Đây được xem là hình thức đầu tư khá an toàn nhưng lãi suất mang lại không quá cao, nên trước đây, nhiều nhà đầu tư khá đắn đo và cân nhắc với hình thức này. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khi mà dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tình hình kinh tế vẫn chưa có những biểu hiện phục hồi thật sự mạnh mẽ. Do đó, có thể khẳng định, ít nhất ở thời điểm này việc đầu tư vào trái phiếu NH vẫn là hình thức an toàn nhất với số tiền nhàn rỗi NĐT đang có. Lợi nhuận mang lại cho các nhà đầu tư có thể không quá cao nhưng đều đặn và không đối diện với các biến động quá lớn của thị trường. Hãy cân nhắc lựa chọn loại trái phiếu NH phù hợp cũng như nên đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động của ngân hàng trước khi quyết định “rút hầu bao”, nhất là với các nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kinh nghiệm.

Lời kết

Nhìn chung, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu NH là những hình thức đầu tư thu hút nhiều người tham gia với sự an toàn và lãi suất thấp. Hình thức đầu tư này sẽ không phù hợp đối với các NĐT ưa thích mạo hiểm, đầu tư lãi suất cao. Để có thể cân bằng giữa việc đầu tư ít rủi ro nhưng vẫn có được mức lãi suất hấp dẫn hơn, hiện nay cộng đầu đầu tư đang hướng đến việc đầu tư vào Quỹ mở. Một góc nhìn đa chiều và hiểu biết đủ sâu rộng sẽ giúp NĐT đánh giá được tình hình và có cách đầu tư phù hợp nhất, giảm thiểu được các rủi ro sẽ xuất hiện trong quá trình đầu tư.


icon-message